Chỉ số tiểu đường là chỉ số dùng để đo lượng đường trong máu. Chỉ số này cũng liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe và bệnh lý của người bệnh. Vậy bạn có biết chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao? Là nguy hiểm? Bài viết dưới đây Hera Organic sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Chỉ số tiểu đường bình thường là bao nhiêu?
Trước khi tìm hiểu tiểu đường bao nhiêu là cao, là nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân, bạn nên biết chỉ số tiểu đường bao nhiêu được xem là bình thường. Phần lớn người khỏe mạnh, lượng đường trong máu lúc đói sẽ dao động khoảng 70 – 100 mg/dL (4,0 – 5,6 mmol/L). Chỉ số này cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, do vậy có thể tăng lên đến 140 mg/dL (7,8 mmol/L) vào 2 giờ sau ăn.
Bảng chỉ số đường huyết
Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao? Là nguy hiểm? Chỉ cần chỉ số vượt qua ngưỡng bình thường, bệnh nhân đều phải cẩn trọng. Một người được xem là tăng đường huyết nếu lượng đường trong máu cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói hoặc hơn 180 mg/dL (10 mmol/L) trong khoảng 1 – 2 giờ sau ăn.
Tham khảo thêm: Nutrigen Naturale Immuno Syrup
Nguyên nhân khiến lượng đường huyết tăng cao
Nguyên nhân khiến cho lượng đường huyết trong máu tăng cao có thể liên quan đến một số vấn đề cấp tính như:
- Chế độ ăn quá nhiều carbohydrate
- Bệnh nhân vừa trải qua ca phẫu thuật
- Bệnh nhân gặp chấn thương
- Bệnh nhân chịu tác dụng phụ của một số loại thuốc lợi tiểu
- Bệnh nhân bị căng thẳng quá mức khiến cơ thể tạo ra nhiều hormone làm gia tăng lượng đường trong máu
- Tình trạng mất nước cũng làm gia tăng chỉ số tiểu đường
Lười vận động là nguyên nhân khiến lượng đường huyết tăng cao
Mặc dù chỉ số đường huyết có thể tăng cao do các nguyên nhân trên nhưng khi nhắc đến tình trạng này, người ta thường nghĩ ngay tới một căn bệnh mạn tính nguy hiểm khác là đái tháo đường. Ở cả bệnh đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2, mức đường huyết cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói và hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trong khoảng 1 – 2 giờ sau ăn.
Vì vậy, để biết đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm thì chỉ cần có tăng đường huyết ít hay nhiều cũng cần được can thiệp kịp thời. Đường huyết tăng trong thời gian càng dài thì càng tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành hơn, phá hủy các dây thần kinh, mạch máu mô và ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan trong cơ thể.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tim mạch có thể kiểm soát được
Hy vọng, bài viết này đã giúp cho bạn trả lời được câu hỏi tiểu đường bao nhiêu là cao? Giải pháp cân bằng chế độ dinh dưỡng, tốt hơn cho sức khỏe, bạn có thể truy cập website https://organic365.vn/ để biết thêm thông tin.